Golden Bridge từ lâu đã là một tượng đài của dòng đồng hồ skeletonized. Trong tất cả những mẫu đồng hồ được thiết kế để “khoe” bộ máy hoạt động (dòng đồng hồ skeletonized), dường như không có một mẫu đồng hồ nào vừa có thiết kế đơn giản lại vừa hoàn hảo như Golden Bridge. Trong đồng hồ skeletonized, người đeo đồng hồ có thể theo dõi sự chuyển động từ dây cót (mainspring) cho tới dây tóc bánh răng (balance spring), và nếu may mắn, họ có thể hiểu được cách thức hoạt động của bộ máy cơ khi bên trong đồng hồ của mình. Tuy nhiên, với kiểu sắp xếp các bộ phận của bộ máy hoạt động theo dạng trục (giống với Golden Bridge) được Vincent Calabrese phát minh, thì việc nhìn để hiểu cách thức hoạt động là điều gần như không thể.
Kiểu sắp xếp các bộ phận của máy hoạt động theo dạng trục được Calabrese phát minh vào năm 1977 và lần đầu tiên xuất hiện bên trong đồng hồ Golden Bridge của Corum vào năm 1980. Giờ đây, sau hơn 30 năm kể từ khi ra mắt Golden Bridge, Corum đã cho ra mắt một số phiên bản nâng cấp khá đẹp
Golden Bridge Dragon cũng có thiết kế máy cơ khí dạng trục, toàn bộ bộ máy CO 113 được sắp xếp trên một trục dài nối với một nút điều chỉnh ở vị trí 6 giờ. Bên cạnh đó đồng hồ còn được bổ sung một thiết bị cân bằng sự biến thiên của quán tính. Mọi thứ từ bộ khung đến trục dài, kể cả đoạn trục có khắc tên thương hiệu Corum đều được làm từ vàng hồng
Trái tim của đồng hồ, bộ máy hoạt động dạng trục Caliber CO313, 194 bộ phận, 28.800 dao động/giờ và dự trữ năng lượng trong 40 giờ. Bộ máy hoạt động dựa trên cơ chế “tàu hỏa” với một khối platin nặng 4g được gắn với một rotor dạng “chiếc tàu trượt” chạy trên “đường ray” bằng Teflon bọc thép.
Golden Bridge có thể ví như một chiếc xe thể thao Porsche: một chiếc xe có thiết kế mang tính biểu tượng mà đã được thiết kế vô cùng hoàn hảo ngay từ ban đầu, đơn giản và không quá nổi bật như những chiếc Lamborghini hay Bugatti.
Cùng Toàn Cầu Luxury đập hộp sản phẩm Corum Golden Bridge Rose Gold 113.160.55/0002 0000