Professional Camo
Camo – nghệ thuật xa xỉ đương đại
Có một dòng chảy bắt nguồn từ tự nhiên, uốn khúc qua quân sự đổ sang nghệ thuật và hợp lưu cùng đồ xa xỉ. Tên của nó là camo.
Trong tiếng Việt, camo hay camouflage có nghĩa là ngụy trang kiểu rằn ri. Khái niệm này có lẽ bắt nguồn từ thiên nhiên, khi bản năng sinh tồn buộc cả những loài ăn thịt lẫn những loài bị ăn thịt đều phải tự ngụy trang để săn đuổi hay chạy trốn. Bộ lông màu vàng giúp sư tử trở nên vô hình trên đồng cỏ, và nhờ đó nó có thể tiến tới gần để tấn công ngựa vằn. Ngựa vằn, ngược lại, cũng biết tự dấu mình với những sọc đen trắng trên cơ thể - khiến sư tử không biết đâu là cỏ đâu là con mồi của chúng. Các loài côn trùng cũng có rất nhiều cách để camo - mang thân có màu xanh lẫn vào lá.
Từ cuộc chiến sinh tồn của loài vật, camo bước vào những cuộc chiến của loài người. Lịch sử cận đại ghi nhận năm 1857, quân đội Anh ở Ấn Độ đã nhuộm màu nâu bùn cho trang phục của mình. Sau năm 1902, đồng phục của quân đội Mỹ, Nga, Ý, và Đức cũng đều mang những màu dễ lẫn vào với màu của chiến địa. Quân Nga có những trang phục trắng như tuyết để chiến đấu trong mùa đông, trong khi quân Mỹ lại được trang bị những bộ rằn ri màu xanh pha nâu để ém mình dưới những tán lá trong rừng. Trong giai đọan đầu của Thế chiến thứ nhất, Gertrude Stein – một nữ văn sỹ người Mỹ nổi tiếng trong giai đoạn này - đã ghi lại các ảnh hưởng hội họa của Picasso (lúc bấy giờ đang ở thời kỳ màu xanh và đang manh nha xu hướng lập thể) trên các trang thiết bị quân sự ở châu Âu. ọa tiết Camo hình cây oải hương và những hình thoi màu hồng trên những chiếc máy bay chiến đấu của Albatross của Đức là một ví dụ.
Tuy đều xuất phát từ xu hướng lập thể nhưng mỗi họa tiết camo lại tồn tại như một cá thể. Họa tiết camo trên trang phục của quân đội Mỹ khác với họa tiết camo của quân đội của Anh. Họa tiết camo của quân đội Anh, tương tự cũng không thể giống quân đội Úc. Quân đội mỗi quốc gia lại có một kiểu camo riêng mang những màu sắc ảnh hưởng bởi cái nhìn chủ quan của nước đó, từ cách sắp đặt, phối mầu tới các độ đậm nhạt khác nhau.
Mỗi họa tiết Camo trong trường hợp này có thể coi như một dạng quân kỳ. Sau những hình dáng phóng túng nhất, nó lại mang tinh thần nghiêm cẩn nhất.
Chiến tranh kết thúc, từ mục đích ngụy trang của thời chiến camo trở thành một chủ thể nghệ thuật của thời bình. Camo sinh ra bởi chiến tranh, nhưng lại được nuôi dưỡng bởi văn hóa nghệ thuật. Trong vài thập kỷ gần đây, camo trở thành trang phục yêu thích của rất nhiều ca sỹ và nhạc sỹ như The Clash, Public Enemy hay Madonna. Họa tiết rằn ri này tiếp tục gieo cảm hứng cho các họa sỹ và các nhiếp ảnh gia gồm cả Andy Warhol, Alain Jacquet và Boetti. Như thấy vẫn chưa đủ, Camo tiếp tục hết xâm nhập vào điện ảnh (phim True Stories của David Byrne) lại tới mê hoặc ballet với các trang phục được Gerald Scarfe thiết kế riêng cho vở Kẹp Hạt Dẻ (The Nutcracker) của Tchaikovsky.
Tuy nhiên, chưa bao giờ camo lại tạo ra một làn sóng lớn như bây giờ, nhất là trong trào lưu tiêu dùng cao cấp. Năm nay, hàng loạt các hãng thời trang xa xỉ đã tung ra những bộ sưu tập với họa tiết camo. Trong số này có thể kể đến các thiết kế của "kẻ nổi loạn" John Galliano, những tác phẩm mang tinh thần "hồi ký chiến tranh" của Dolce Gabbana, các mẫu trang phục mang tính phá cách của Philip Treacy, Jean Paul Gautier, hay những dấu ấn mới của Marc Jacobs và Takashi Murakami với Louis Vuitton.
Giống như thời trang, thế giới công nghệ cũng bắt tay với camo. To thì có xe hơi Lamborghini Galardo Camo, bé thì có điện thoại thì có mobiado Profesional Camo. Cùng với xu thế tôn vinh cái tôi đang nở rộ trên thế giới, camo trở thành một cách để giới sành điệu tạo dựng dấu ấn của riêng mình. Mobiado Professional Camo chính là một trong những món đồ xa xỉ được hướng đến để có dấu ấn đó. Sản phẩm thứ hai thuộc dòng Extreme Mobility này của Mobiado (sau mẫu Stealth) đang là "talk of the town" của thế giới xa xỉ. Với mẫu điện thoại này, camo - bắt nguồn từ thuật ngữ "camoufler" trong tiếng lóng của dân Paris thời thượng - không còn mang nghĩa gốc "ngụy trang" nữa mà đã đảo nghĩa thành "nổi bật." Cùng với sự thay đổi này, Mobiado Professional Camo cũng tạo ra một nghĩa khác với "tinh thần áp chế" của camo trong quân sự - những họa tiết xanh nâu phóng túng không hăm doạ ai, mà tạo ra một sức hút không thể cưỡng lại được.
Không dừng lại ở đó, mobiado Professional Camo còn biến mình thành một tác phẩm nghệ thuật khi tất cả các họa tiết camo trên nó đều được vẽ bằng tay, đảm bảo không có cái nào giống cái nào, và chỉ có đúng 200 chiếc được sản xuất ra trên toàn thế giới. Công nghệ để bảo vệ những "tác phẩm" này cũng có một không hai. Đầu tiên, phần vỏ hợp kim nhôm - chất liệu dùng để chế tạo vỏ máy bay - được đánh bóng bằng công nghệ thổi khí, sau đó được làm chai cứng để tạo ra một bề mặt gốm cứng như đá. Họa tiết camo được vẽ trên bề mặt này, và sau đó được phủ một lớp bảo vệ đặc biệt ra ngoài - chúng sẽ ở lại vĩnh viễn với chiếc điện thoại, vĩnh viễn như chính giá trị xa xỉ của Mobiado.
Bên cạnh dấu ấn nghệ thuật riêng Mobiado Professional Camo cũng được trang bị đầy đủ tính năng hiện đại nhất của điện thoại: nó sử dụng hệ mang đa băng tần GSM, tích hợp máy quay video, máy ảnh số 1.3M, bộ nhớ trong 32Mb, hỗ trợ thẻ nhớ MMC lên tới 512Mb, màn hình màu chống lóa TFT, bluetooth, hồng ngoại, loa phát ngoài, định dạng lướt web XHTML, thư tín điện tử dạng TCP/IP, máy nghe nhạc stereo định dạng AAC/MP3/M4A, đài FM, và hai đèn rọi ánh sáng trắng LEDs.
Với mẫu điện thoại mới nhất của Mobiado nói riêng và trong thế giới xa xỉ nói chung, camo ngụy trang đang đuợc thay thế bằng camo chưng diện. Bản thân nó cũng trở thành một thành tố nghệ thuật riêng biệt - một nghệ thuật mang tinh thần của thế kỷ 21: luôn đa dạng và không ngừng cải biến.
toancauluxury.vn chuyên điện thoại vertu, bán điện thoại vertu , điện thoại mobiado, bán điện thoại mobiado , đồng hồ rolex, bán đồng hồ rolex , đồng hồ speake marin , bán đồng hồ speake marin, mua bán đồng hồ speake marin,